Học sinh 54KD3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Học sinh 54KD3

Welcome to our class!
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 BÀI THU HOẠCH TUẦN CÔNG DÂN SINH VIÊN !!!!!

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
ht1mj86
Thành Viên
Thành Viên
ht1mj86


Tổng số bài gửi : 44
Join date : 23/11/2009
Age : 37
Đến từ : ốttawaxicuđa

BÀI THU HOẠCH TUẦN CÔNG DÂN SINH VIÊN !!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: BÀI THU HOẠCH TUẦN CÔNG DÂN SINH VIÊN !!!!!   BÀI THU HOẠCH TUẦN CÔNG DÂN SINH VIÊN !!!!! I_icon_minitimeFri Sep 24, 2010 9:06 pm

Tình hình là rất tình hình, ae mình ko đ'c học buổi " tuần lễ công dân sinh viên'' nhưng vẫn pải nộp bài thu hoạch, đại loại là xem mình hiểu đ'c những gì về quy chế 43, về học tín chỉ, mội ng` cố gắng làm, cố gắng ai cũng có bài để nộp nha (nộp vào sáng t2). Với lại sáng t2 tuần tới (27/9/2010) học xong thể dục lớp mình ở lại họp lớp nha, (họp lớp đầu năm + gặp mặt giáo viên chủ nhiệm mới) địa điểm cụ thể thông báo sau, mọi ng` có mặt đầy đủ nha !!



sau đây là 1 bài thu hoạch mẫu, mọi ng` tham khảo nha, !!!!



]Họ và tên : N T T T
MSSV : 21***.54
Lớp : 54KD4

Bản thu hoạch
Một số nội dung cần lưu ý của quy chế 43.

Trong buổi họp lớp cô giáo chủ nhiệm đã thông qua quy chế mới và phổ biến đến các nội dung cần lưu ý về quy chế mới này như sau:

Học phần và tín chỉ ( Trích điều 3 )

Có 2 loại học phần:
Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được lựa chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hóa hướng chuyên môn hoặc được lựa chọn tùy ý để tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.
Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; 45-60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp.
Thời gian đào tạo ( trích điều 6 )
Khóa học có thời gian thiết kế là 5 năm.
Thời gian tối đa hoàn thành chương trình là 8 năm, bao gồm: thời gian thiết kế cho chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này, cộng với 6 học kỳ.
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đaị học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.
Nghỉ học tạm thời ( trích điều 15 )
Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kì ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức.
Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tập tiếp, phải viết đơn gửi hiệu trưởng ít nhất 4 tuần trước khi bắt đầu vào học kì mới, kèm theo giấy xác nhận của chính quyền địa phương là không vi phạm pháp luật trong thời gian nghỉ tạm thời.
Đăng kí khối lượng học tập ( trích điều 10 )
Khối lượng học tập của mỗi sinh viên được đăng kí tối thiểutrong mỗi học kì như sau:
14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kì cuối khóa học, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực bình thường;
10 tín chỉ cho mỗi học kì, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên học ở học kỳ phụ.
Sinh vên trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký khối lượng học tập không quá 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ.
Rút bớt học phần đã đăng ký ( điều 11 )
Sinh viên được phép nghỉ học đối với học phần xin rút bớt, sau khi giảng viên phụ trách nhận giấy báo của phòng đào tạo.
Đăng ký học lại ( điều 12 )
Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở 1 trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.
Nghỉ ốm ( điều 13 )
Sinh viên nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin phép gửi trưởng khoa trong vòng 1 tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế trường, hoặc y tế dịa phương của bệnh viện.
Xếp hạng năm đào tạo và học lực ( điều 14 )
Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên.
Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt được dưới 2,00 nhưng chưa rơi vào trường hợp bị buộc thôi học.
Bị buộc thôi học ( điều 16 )
Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học ; đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ lien tiếp.
Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khóa;
Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường;
Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Quy chế này hoặc bị kỷ luật ở mức xóa tên khỏi danh sách sinh viên của trường.
Đánh giá học phần ( điều 19 )
Đối với các học phần chỉ có tính lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành:
Điểm học phần = 0,4*ĐQT + 0,6*ĐKT
Đối với các học phần đồ án môn học:
Điểm học phần = k1*ĐQT + k2*ĐKT
Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần và điêm trung bình chung ( trích Điều 22 và Điều 23 )
Loại
Điểm học phần


Đạt Thang 10 Điểm chữ Thang 4
8,5 – 10 A 4 Giỏi
7,0 – 8,4 B 3 Khá
5,5 – 6,9 C 2 Trung bình
4,0 – 5,4 D 1 Trung bình yếu
Không đạt dưới 4,0 F 0 Kém


Đồ án tốt nghiệp( trích điều 24 và điều 25)
sinh viên chỉ được nhận đồ án tốt nghiệp khi đã tích luỹ đủ khối lượng kiến thức yêu cầu (không kể các môn học được cấp chứng chỉ). Riêng năm hoc 2010-2011 cho phép tại thời điểm mới giao đồ án tốt nghiệp, sinh viên còn nợ tối đa 3 tín chỉ của những học phần không phải là điều kiện tiên quyết của đồ án tốt nghiệp.
Điểm đồ án tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích luỹ của toàn khoá học.
Sinh viên có đồ án tốt nghiệp bị điểm F, phải đăng kí làm lại đồ án tốt nghiệp.
Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp (điều 27)
Những sinh viên có đủ điều kiện sau thì được trường xét hoặc công nhận tốt nghiệp:
a, Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỉ luật ở mức đình chỉ học tập.
b, Tích luỹ đủ số học phần theo quy định cho chương trình đào tạo
c, Điểm trung bình tích luỹ của toàn khá học đạt từ 2,00 trở lên
d, Thoả mãn một số yêu cầu kết quả học tập đói với nhóm học phàn thuộc ngành đào tạo do chính hiệu trưởng quy định.
đ, Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.
Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập, chuyển hướng chương trình đào tạo và chuyển loại hình đào tạo ( trích điều 28)
Bằng tốt nghiệp đại học được cấp theo ngnàh dào tạo chính. Hạng tốt nghiệp được xác định theo điẻm trung bình chung tích luỹ của toàn khoá học, như sau:
a, Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích luỹ từ 3,60 đến 3,59
b, Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích luỹ từ 3,20 đến 3,59
c, Loại khá: Điểm trung bình chung tích luỹ từ 2,50 đến 3,19
d, Loại trung bình: Điẻm chung bình chung tích luỹ từ 2,00 đến 2,49

Xử lý kỉ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra (Điều 29)
Trong khi dự kiểm tra thường xuyên, chuẩn bị tiểu luận, bài tập lớn, đồ án môn học, thí nghiệm thực hành, tham quan, thực tập, thi giữa học phần, thi kết thúc học phần, làm đồ án tốt nghiệp…nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật với từng học phần đã vi phạm.
Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỉ luật ở mức đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
Trừ trường hợp như quy định tại khoản 2 của điều này, mức độ sai phạm và khung xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm được thực hiện theo các quy định của quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.

Xử lý kỉ luật đối với sinh viên vi phạm quy định đóng học phí (Điều 32)
Sinh viên đóng học phí muộn hơn 4 tuần so với thời hạn quy định của trường sẽ bị đình chỉ học tập ở học kì hiện tại và vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ học phí để được tiếp nhận trở lại trong học kì tiếp theo. Nếu vi phạm quy đinh đóng học phí lần thứ hai sẽ bị buộc thôi học.

Xử lý kỷ luật đối với sinh viên tự ý bỏ học (Điều 33)
Sinh viên không dăng kí học tập, nếu không có lý do chính đáng sẽ được xem là tự ý bỏ học và bị đình chỉ học tập ở học kì chính tiếp theo. Những sinh viên này muốn quay trở lại học phải làm đơn gửi hiệu trưởng xin tiếp nhận trở lại., thủ tục xin học lại như quy định tại điều 15 của Quy chế này. Sau 2 học kì chính từ khi hết học kì bị đình chỉ nếu sinh viên không có đơn xin phép tiếp nhận trở lại sẽ bị xoá tên khỏi danh sách.



Về Đầu Trang Go down
Xongchao
Mod
Mod
Xongchao


Tổng số bài gửi : 100
Join date : 29/11/2009
Age : 34
Đến từ : út tray lay phân

BÀI THU HOẠCH TUẦN CÔNG DÂN SINH VIÊN !!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BÀI THU HOẠCH TUẦN CÔNG DÂN SINH VIÊN !!!!!   BÀI THU HOẠCH TUẦN CÔNG DÂN SINH VIÊN !!!!! I_icon_minitimeSat Sep 25, 2010 1:46 pm

Anh dan` post cai quy che goc len ho em cai anh dan oi
Về Đầu Trang Go down
ht1mj86
Thành Viên
Thành Viên
ht1mj86


Tổng số bài gửi : 44
Join date : 23/11/2009
Age : 37
Đến từ : ốttawaxicuđa

BÀI THU HOẠCH TUẦN CÔNG DÂN SINH VIÊN !!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BÀI THU HOẠCH TUẦN CÔNG DÂN SINH VIÊN !!!!!   BÀI THU HOẠCH TUẦN CÔNG DÂN SINH VIÊN !!!!! I_icon_minitimeSun Sep 26, 2010 1:08 pm

ĐÂY LÀ QUY CHẾ GỐC, MỌI NG` XEM THAM KHẢO NHA !

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /QĐ-ĐHXD-ĐT
Hà Nội, ngày tháng 8 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành “Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
- Căn cứ Quyết định số 144/CP ngày 08/8/1966 của Hội đồng Chính phủ thành
lập trường Đại học Xây dựng;
- Căn cứ Điều lệ trường đại học ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg
ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 18/2004/TT-BGD&ĐT ngày
21/6/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Điều lệ trường đại học
quy định quyền hạn trách nhiệm của Hiệu trưởng các trường đại học;
- Căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao
đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ;
- Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Hướng dẫn thực hiện Quy chế đào tạo
đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (gọi tắt là quy chế 43);
Điều 2. Quy chế này bắt đầu áp dụng từ năm học 2010-2011 cho đào tạo đại học
hệ chính quy của trường Đại học Xây dựng;
Điều 3. Các ông (bà) trưởng các đơn vị trong toàn trường chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này.
KT. HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận: PHÓ HIỆU TRƯỞNG
- Như điều 3;
- BGH;
- Website trường;
- Lưu ĐT, VT.
PGS.TS. PHẠM DUY HÒA (Đã ký)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ
Đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
(Ban hành kèm theo quyết định số 806 /QĐ-ĐHXD-ĐT ngày 25 tháng 8 năm 2010
của Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng)
***
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại
trường Đại học Xây dựng, bao gồm: tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; xét và
công nhận tốt nghiệp.
2. Quy chế này áp dụng đối với sinh viên các khoá đào tạo đại học hệ chính quy
theo hình thức tích luỹ tín chỉ.
Điều 2. Chương trình giáo dục đại học
1. Chương trình giáo dục đại học (sau đây gọi tắt là chương trình) thể hiện mục
tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung
giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào
tạo đối với mỗi học phần, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học.
2. Chương trình được trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Mỗi chương trình gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành
(kiểu song ngành; kiểu ngành chính - ngành phụ; kiểu 2 văn bằng).
3. Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục
đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.
Điều 3. Học phần và Tín chỉ
1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên
tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ,
nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học
phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như
một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng
học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.
2. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu
của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết,
nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng
chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi
chương trình.
3. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ
được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo
luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án
môn học, đồ án tốt nghiệp.
Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được
một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
Hiệu trưởng quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp
với đặc điểm của các ngành đào tạo.
4. Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo
đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ.
5. Một tiết học được tính bằng 50 phút.
Điều 4. Thời gian hoạt động giảng dạy
Thời gian hoạt động giảng dạy của trường được tính từ 6 giờ 45 phút đến 21 giờ
30 phút hằng ngày.
Tuỳ theo số lượng sinh viên, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất
của trường, trưởng phòng đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày cho các lớp.
Điều 5. Đánh giá kết quả học tập
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:
1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi
tắt là khối lượng học tập đăng ký).
2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần
mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của
từng học phần.
3. Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những
học phần đã được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học.
4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được
đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ đầu khóa
học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.
Chương II
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
Điều 6. Thời gian và kế hoạch đào tạo
1. Trường tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học và học kỳ.
a) Khoá học có thời gian thiết kế là 5 năm để sinh viên hoàn thành chương trình
đào tạo trình độ đại học.
b) Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực
học và 3 tuần thi. Ngoài hai học kỳ chính, Hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức
thêm một kỳ học phụ để sinh viên có điều kiện được học lại; học bù hoặc học vượt.
Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.
2. Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu quy định cho các chương
trình, Hiệu trưởng dự kiến phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ.
3. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết kế cho
chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này, cộng với 6 học kỳ.
Tùy theo điều kiện đào tạo của nhà trường, Hiệu trưởng quy định thời gian tối đa
cho mỗi chương trình, nhưng không được vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế cho
chương trình đó.
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển
sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành
chương trình.
Điều 7. Đăng ký nhập học
1. Khi đăng ký vào học tại trường sinh viên phải nộp các giấy tờ theo quy định
tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Tất cả giấy tờ khi
sinh viên nhập học phải được xếp vào túi hồ sơ của từng cá nhân do phòng công tác
chính trị-quản lý sinh viên lưu giữ.
2. Sau khi xem xét thấy đủ điều kiện nhập học, phòng đào tạo trình Hiệu trưởng ký
quyết định công nhận người đến học là sinh viên chính thức của trường và cấp cho họ
thẻ sinh viên và những giấy tờ cần thiết khác.
3. Mọi thủ tục đăng ký nhập học phải được hoàn thành trong thời hạn theo quy
định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
4. Sinh viên nhập học phải được trường cung cấp đầy đủ các thông tin về mục
tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và
quyền lợi của sinh viên.
Điều 8. Sắp xếp sinh viên vào học các chương trình hoặc ngành đào tạo
1. Đối với những trường xác định điểm trúng tuyển theo chương trình (hoặc theo
ngành đào tạo) trong kỳ thi tuyển sinh, thì những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển được
trường sắp xếp vào học các chương trình (hoặc ngành đào tạo) đã đăng ký.
2. Đối với những trường xác định điểm trúng tuyển theo nhóm chương trình
(hoặc theo nhóm ngành đào tạo) trong kỳ thi tuyển sinh, đầu khoá học trường công bố
công khai chỉ tiêu đào tạo cho từng chương trình (hoặc từng ngành đào tạo). Căn cứ
vào đăng ký chọn chương trình (hoặc ngành đào tạo), điểm thi tuyển sinh và kết quả
học tập, trường sắp xếp sinh viên vào các chương trình (hoặc ngành đào tạo). Mỗi sinh
viên được đăng ký một số nguyện vọng chọn chương trình (hoặc ngành đào tạo) theo
thứ tự ưu tiên. Hiệu trưởng quy định số lượng và tiêu chí cụ thể đối với từng chương
trình (hoặc ngành đào tạo) để sinh viên đăng ký.
Điều 9. Tổ chức lớp học
Lớp học được tổ chức theo từng học phần dựa vào đăng ký khối lượng học tập
của sinh viên ở từng học kỳ. Hiệu trưởng quy định số lượng sinh viên tối thiểu cho
mỗi lớp học tùy theo từng loại học phần được giảng dạy trong trường. Nếu số lượng
sinh viên đăng ký thấp hơn số lượng tối thiểu quy định thì lớp học sẽ không được tổ
chức và sinh viên phải đăng ký chuyển sang học những học phần khác có lớp, nếu
chưa đảm bảo đủ quy định về khối lượng học tập tối thiểu cho mỗi học kỳ.
Điều 10. Đăng ký khối lượng học tập
1. Đầu mỗi năm học, trường phải thông báo lịch trình học dự kiến cho từng
chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến
sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần,
lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần.
2. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản
thân, từng sinh viên phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó với
phòng đào tạo của trường (Trừ các trường hợp học theo chương trình được phòng đào
tạo xếp trước).
3. Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ
được quy định như sau:
a) 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên
được xếp hạng học lực bình thường;
b) 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên
đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
c) Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.
4. Sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký khối
lượng học tập không quá 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Không hạn chế khối lượng đăng
ký học tập của những sinh viên xếp hạng học lực bình thường.
5. Việc đăng ký các học phần sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện tiên
quyết của từng học phần và trình tự học tập của mỗi chương trình cụ thể.
Điều 11. Rút bớt học phần đã đăng ký
Sinh viên phải tự viết đơn gửi phòng đào tạo của trường xin rút bớt học phần
trong khối lượng học tập đã đăng ký.
Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận
trong thời hạn chưa vượt quá một phần ba thời gian theo kế hoạch học tập của học
phần tính từ đầu học kỳ. Đối với học phần đã rút sinh viên vẫn phải đóng học phí.
Ngoài thời hạn trên học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học, nếu sinh
viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F.
Sinh viên chỉ được phép nghỉ học đối với học phần xin rút bớt, sau khi giảng viên
phụ trách nhận giấy báo của phòng đào tạo.
Điều 12. Đăng ký học lại
1. Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở
một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.
2. Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó
hoặc học đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.
3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, sinh viên
được quyền đăng ký học lại hoặc học đổi sang học phần khác đối với các học phần bị
điểm D để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy.
Điều 13. Nghỉ ốm
Sinh viên xin nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin
phép gửi trưởng khoa trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận
của cơ quan y tế trường, hoặc y tế địa phương hoặc của bệnh viện.
Điều 14. Xếp hạng năm đào tạo và học lực
1. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, sinh viên được xếp
hạng năm đào tạo như sau (theo chương trình có tổng khối lượng 180TC):
a) Sinh viên năm thứ nhất: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 34 tín chỉ;
b) Sinh viên năm thứ hai: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 34 tín chỉ đến dưới
68 tín chỉ;
c) Sinh viên năm thứ ba: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 68 tín chỉ đến dưới
102 tín chỉ;
d) Sinh viên năm thứ tư: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 102 tín chỉ đến
dưới 136 tín chỉ;
e) Sinh viên năm thứ năm: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 136 tín chỉ trở lên;
2. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ, sinh viên được
xếp hạng về học lực như sau:
a) Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên.
b) Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi
vào trường hợp bị buộc thôi học.
3. Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ
chính ngay trước học kỳ phụ để xếp hạng sinh viên về học lực.
Điều 15. Nghỉ học tạm thời
1. Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo
lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:
a) Được điều động vào các lực lượng vũ trang;
b) Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận
của cơ quan y tế;
c) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở
trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 16 của Quy
chế này và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ
học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định
tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này.
2. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tập tiếp, phải viết đơn gửi
Hiệu trưởng ít nhất 4 tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới, kèm theo giấy xác nhận đã
hoàn thành nhiệm vụ đối với trường hợp được điều động vào các lực lượng vũ trang và
xác nhận của chính quyền địa phương là không vi phạm pháp luật trong thời gian nghỉ
tạm thời đối với các trường hợp còn lại.
Điều 16. Bị buộc thôi học
1. Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường
hợp sau:
a) Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học;
đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp;
b) Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ
nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba
hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá;
c) Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định tại khoản 3 Điều
6 của Quy chế này;
d) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định
tại khoản 2 Điều 29 của Quy chế này hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách
sinh viên của trường.
2. Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, trường
phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại
trường sinh viên đã học hoặc tại những trường khác có các chương trình đào tạo ở
trình độ thấp hơn hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng, thì những sinh
viên thuộc diện bị buộc thôi học quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 của Điều này,
được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả
học tập ở chương trình cũ khi học ở các chương trình mới này. Hiệu trưởng xem xét
quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 17. Học cùng lúc hai chương trình
1. Sinh viên học cùng lúc hai chương trình là sinh viên có nhu cầu đăng ký học
thêm một chương trình thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.
2. Điều kiện để học cùng lúc hai chương trình:
a) Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở
chương trình thứ nhất;
b) Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất;
c) Sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất;
3. Sinh viên đang học thêm chương trình thứ hai, nếu rơi vào diện bị xếp hạng
học lực yếu của chương trình thứ hai, phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học
kỳ tiếp theo.
4. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương
trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 3 Điều
6 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của
những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương
trình thứ nhất.
5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt
nghiệp ở chương trình thứ nhất.
Điều 18. Chuyển trường
1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:
a) Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận
lợi trong học tập;
b) Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành
đào tạo mà sinh viên đang học;
c) Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến;
d) Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển trường quy
định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:
a) Sinh viên đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển
vào trường hoặc có kết quả thi thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến;
b) Sinh viên thuộc diện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến;
c) Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa;
d) Sinh viên đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
3. Thủ tục chuyển trường:
a) Sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định
của nhà trường;
b) Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc
không tiếp nhận; quyết định việc học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học
phần mà sinh viên chuyển đến được chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ
sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường sinh viên xin chuyển đi và trường xin
chuyển đến.
Chương III
KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN
Điều 19. Đánh giá học phần
Điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính
như sau:
1. Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành:
Điểm học phần = 0,4*ĐQT + 0,6*ĐKT
Trong đó:
ĐQT- điểm đánh giá quá trình học tập, tùy theo tính chất của học phần được tính
căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra
thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia
thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần;
điểm tiểu luận.
ĐKT- điểm thi kết thúc học phần
Việc lựa chọn hình thức đánh giá điểm quá trình học tập do bộ môn đề xuất, được
Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
2. Đối với các học phần đồ án môn học:
Điểm học phần = k1*ĐQT + k2*ĐKT
với k1 = (0,4 ¸ 0,5) và k2 = (1-k1) giá trị cụ thể do bộ môn đề xuất, được Hiệu
trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
ĐQT: Điểm trung bình cộng của các giảng viên hướng dẫn.
ĐKT: Điểm trung bình cộng của các giảng viên chấm đồ án.
3. Đối với các học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực
hành. Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ là điểm của học
phần thực hành.
4. Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm
đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần.
Điều 20. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần
1. Khi học phần kết thúc, trường tổ chức một kỳ thi để thi kết thúc học phần. Kỳ
thi phụ (nếu có) do Hiệu trưởng quyết định và được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau
kỳ thi chính.
2. Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần
đó, ít nhất là 2/3 ngày cho một tín chỉ. Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian dành cho
ôn thi và thời gian thi cho các kỳ thi.
Điều 21. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần
1. Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định
trong chương trình. Việc ra đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề thi được thực hiện theo
quy định của Hiệu trưởng.
2. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận),
vấn đáp, viết tiểu luận, làm bài tập lớn, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Hiệu
trưởng duyệt các hình thức thi thích hợp cho từng học phần.
3. Việc chấm thi kết thúc các học phần chỉ có lý thuyết và việc chấm tiểu luận,
bài tập lớn phải do hai giảng viên đảm nhiệm.
Hiệu trưởng quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các
bài thi sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết, tiểu luận, bài tập lớn ít nhất là
hai năm, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp tiểu luận, bài tập lớn.
4. Thi vấn đáp kết thúc học phần phải do hai giảng viên thực hiện. Điểm thi vấn
đáp được công bố công khai sau mỗi buổi thi. Trong trường hợp hai giảng viên chấm
thi không thống nhất được điểm chấm thì các giảng viên chấm thi trình trưởng bộ môn
hoặc trưởng khoa quyết định.
Điểm đánh giá quá trình, điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải ghi
vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trường và làm thành ba bản. Một bản lưu tại
bộ môn, một bản gửi về văn phòng khoa và một bản gửi về phòng đào tạo của trường,
chậm nhất một tuần sau khi thi.
5. Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính
đáng coi như đã dự thi một lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những sinh viên này
khi được trưởng khoa cho phép được dự thi một lần ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có).
6. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính, nếu được trưởng khoa
cho phép, được dự thi ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có), điểm thi kết thúc học phần
được coi là điểm thi lần đầu. Trường hợp không có kỳ thi phụ hoặc thi không đạt trong
kỳ thi phụ những sinh viên này sẽ phải dự thi tại các kỳ thi kết thúc học phần ở các học
kỳ sau hoặc học kỳ phụ.
Điều 22. Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần
1. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến không phẩy năm.
2. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học
phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân,
sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:
a) Loại đạt:
A (8,5 - 10) Giỏi
B (7,0 - 8,4) Khá
C (5,5 - 6,9) Trung bình
D (4,0 - 5,4) Trung bình yếu
b) Loại không đạt: F (dưới 4,0) Kém
c) Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung
học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:
I Chưa đủ dữ liệu đánh giá.
X Chưa nhận được kết quả thi.
d) Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức
đánh giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả.
3. Việc xếp loại các mức điểm A, B, C, D, F được áp dụng cho các trường hợp
sau đây:
a) Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả
trường hợp bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0;
b) Chuyển đổi từ mức điểm I qua, sau khi đã có các kết quả đánh giá bộ phận mà
trước đó sinh viên được giảng viên cho phép nợ;
c) Chuyển đổi từ các trường hợp X qua.
4. Việc xếp loại ở mức điểm F ngoài những trường hợp như đã nêu ở khoản 3
Điều này, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên bỏ học hoặc vi phạm nội quy thi, có
quyết định phải nhận mức điểm F.
5. Việc xếp loại theo mức điểm I được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi kết thúc học kỳ, sinh viên bị ốm
hoặc tai nạn không thể dự kiểm tra hoặc thi, nhưng phải được trưởng khoa cho phép;
b) Sinh viên không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi vì những lý do khách quan,
được trưởng khoa chấp thuận.
Trừ các trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quy định, trước khi bắt đầu học kỳ
mới kế tiếp, sinh viên nhận mức điểm I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận
còn nợ để được chuyển điểm. Trường hợp sinh viên chưa trả nợ và chưa chuyển điểm
nhưng không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học thì vẫn được học tiếp ở các học kỳ
kế tiếp.
6. Việc xếp loại theo mức điểm X được áp dụng đối với những học phần mà
phòng đào tạo của trường chưa nhận được báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ
khoa chuyển lên.
7. Ký hiệu R được áp dụng cho các trường hợp sau:
a) Điểm học phần được đánh giá ở các mức điểm A, B, C, D trong đợt đánh giá đầu
học kỳ (nếu có) đối với một số học phần được phép thi sớm để giúp sinh viên học vượt.
b) Những học phần được công nhận kết quả, khi sinh viên chuyển từ trường khác
đến hoặc chuyển đổi giữa các chương trình.
Điều 23. Cách tính điểm trung bình chung
1. Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mức
điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau:
A tương ứng với 4
B tương ứng với 3
C tương ứng với 2
D tương ứng với 1
F tương ứng với 0
2. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính
theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:
å
å
=
=
´
= n
i
i
n
i
i i
n
a n
A
1
1
Trong đó:
A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy
ai là điểm của học phần thứ i
ni là số tín chỉ của học phần thứ i
n là tổng số học phần.
Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ
tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ
và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp
hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.
Chương IV
XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
Điều 24. Thực tập cuối khóa, làm đồ án tốt nghiệp
1. Đầu học kỳ cuối khoá, các sinh viên được đăng ký làm đồ án tốt nghiệp hoặc
học thêm một số học phần chuyên môn được quy định như sau:
a) Làm đồ án tốt nghiệp: áp dụng cho sinh viên đạt mức quy định của trường. Đồ
án tốt nghiệp là học phần có khối lượng 10 tín chỉ.
b) Học và thi một số học phần chuyên môn: sinh viên không được giao làm đồ án
tốt nghiệp phải đăng ký học thêm một số học phần chuyên môn, nếu chưa tích lũy đủ
số tín chỉ quy định cho chương trình.
2. Làm đồ án tốt nghiệp:
a) Điều kiện để sinh viên được nhận đồ án tốt nghiệp:
Sinh viên chỉ được nhận đố án tốt nghiệp khi đã tích lũy đủ khối lượng kiến thức
yêu cầu (không kể các môn học được cấp chứng chỉ). Riêng năm học 2010-2011 cho
phép tại thời điểm xét giao đồ án tốt nghiệp, sinh viên còn nợ tối đa 3 tín chỉ của
những học phần không phải là điều kiện tiên quyết của đồ án tốt nghiệp.
b) Tùy theo điều kiện của trường và đặc thù của từng ngành đào tạo, Hiệu trưởng
quy định:
- Hình thức và thời gian làm đồ án tốt nghiệp;
- Hình thức chấm đồ án tốt nghiệp;
- Nhiệm vụ của giảng viên hướng dẫn; trách nhiệm của bộ môn và khoa đối với
sinh viên trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp.
3. Đối với những trường hợp đòi hỏi phải dành nhiều thời gian cho thí nghiệm
hoặc khảo sát để sinh viên hoàn thành đồ án tốt nghiệp, trường có thể bố trí thời gian
làm đồ án tốt nghiệp kết hợp với thời gian thực tập chuyên môn cuối khoá.
Điều 25. Chấm đồ án tốt nghiệp
1. Hiệu trưởng quyết định danh sách giảng viên chấm đồ án tốt nghiệp. Việc
chấm mỗi đồ án tốt nghiệp phải do 2 giảng viên đảm nhiệm.
2. Điểm của đồ án tốt nghiệp được chấm theo thang điểm chữ theo quy định tại
các mục a và b, khoản 2, Điều 22 của Quy chế này. Kết quả chấm đồ án tốt nghiệp
được công bố chậm nhất là 1 tuần, kể từ ngày bảo vệ đồ án tốt nghiệp.
Điểm đồ án tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích lũy của toàn
khoá học.
3. Sinh viên có đồ án tốt nghiệp bị điểm F, phải đăng ký làm lại đồ án tốt nghiệp.
Điều 26. Thực tập cuối khoá và điều kiện xét tốt nghiệp của một số ngành đào tạo
đặc thù
Đối với một số ngành đào tạo đặc thù (nếu có), Hiệu trưởng quy định nội dung,
hình thức thực tập cuối khoá; hình thức chấm đồ án tốt nghiệp; điều kiện xét và công
nhận tốt nghiệp phù hợp với đặc điểm các chương trình của trường.
Điều 27. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp
1. Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được trường xét và công nhận tốt
nghiệp:
a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
b) Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo;
c) Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;
d) Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc
ngành đào tạo chính do Hiệu trưởng quy định;
đ) Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.
2. Sau mỗi học kỳ, Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt
nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện
tốt nghiệp.
Hội đồng xét tốt nghiệp trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu
trưởng uỷ quyền làm Chủ tịch, trưởng phòng đào tạo làm Thư ký và các thành viên là
các trưởng khoa chuyên môn, trưởng phòng công tác sinh viên.
3. Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công
nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.
Điều 28. Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập, chuyển chương trình đào
tạo và chuyển loại hình đào tạo
1. Bằng tốt nghiệp đại học được cấp theo ngành đào tạo chính. Hạng tốt nghiệp
được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học, như sau:
a) Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
b) Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
c) Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
d) Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.
2. Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá loại xuất sắc
và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
a) Có khối lượng của các học phần phải học lại (thi lại) vượt quá 5% so với tổng
số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
3. Kết quả học tập của sinh viên phải được ghi vào bảng điểm theo từng học
phần. Trong bảng điểm còn phải ghi chuyên ngành (hướng chuyên sâu) hoặc ngành
phụ (nếu có).
4. Nếu kết quả học tập của sinh viên thỏa mãn những quy định tại khoản 1 Điều
27 của Quy chế này đối với một số chương trình đào tạo tương ứng với các ngành đào
tạo khác nhau, thì sinh viên được cấp các bằng tốt nghiệp khác nhau tương ứng với các
ngành đào tạo đó.
5. Sinh viên còn nợ chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất, nhưng
đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng
học, được trở về trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
6. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần đã học
trong chương trình của trường. Những sinh viên này nếu có nguyện vọng, được quyền
làm đơn xin chuyển qua các chương trình khác theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của
Quy chế này.
Chương V
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 29. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra
1. Trong khi dự kiểm tra thường xuyên, chuẩn bị tiểu luận, bài tập lớn, đồ án
môn học, thí nghiệm thực hành, tham quan, thực tập, thi giữa học phần, thi kết thúc
học phần, làm đồ án tốt nghiệp..., nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật
với từng học phần đã vi phạm.
2. Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ
học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với
trường hợp vi phạm lần thứ hai.
3. Trừ trường hợp như quy định tại khoản 2 của Điều này, mức độ sai phạm và
khung xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm được thực hiện theo các quy định của
Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Chương VI
NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 30. Khen thưởng
Sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện được trường ghi nhận và xét
khen thưởng. Điều kiện và hình thức khen thưởng căn cứ theo Quy chế học sinh, sinh
viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy và các quy
định của trường.
Điều 31. Học bổng
Học bổng gồm các loại: Học bổng khuyến khích học tập, học bổng chinh sách và
học bổng tài trợ của các tổ chức và cá nhân. Việc thực hiện chế độ học bổng khuyến
khích học tập và học bổng chính sách cho sinh viên căn cứ theo các quy định hiện
hành. Việc xét học bổng tài trợ thực hiện theo những điều kiện và quy trình do Hiệu
trưởng quy định.
Điều 32. Học phí và xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm quy định đóng học phí
Sinh viên có nghĩa vụ đóng học phí đầy đủ và đúng thời hạn quy định. Học phí
được đóng cho từng học kỳ theo khối lượng đăng ký học tập.
Sinh viên đóng học phí muộn hơn 4 tuần so với thời hạn quy định của trường sẽ
bị đình chỉ học tập ở học kỳ hiện tại và vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ học phí để được
tiếp nhận trở lại trong học kỳ tiếp theo. Nếu vi phạm quy định đóng học phí lần thứ hai
sẽ bị buộc thôi học.
Điều 33. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên tự ý bỏ học
Sinh viên không đăng ký học tập, nếu không có lý do chính đáng sẽ được xem là
tự ý bỏ học và bị đình chỉ học tập ở học kỳ chính tiếp theo. Những sinh viên này muốn
quay trở lại học phải làm đơn gửi Hiệu trưởng xin tiếp nhận trở lại, thủ tục xin học lại
như quy định tại điều 15 của Quy chế này. Sau 2 học kỳ chính tính từ khi hết học kỳ bị
đình chỉ nếu sinh viên không có đơn xin tiếp nhận trở lại sẽ bị xóa tên khỏi danh sách.
Điều 34. Điều khoản thi hành
Quy chế này được áp dụng tại trường Đại học Xây dựng từ năm học 2010-2011
cho các khóa đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ và vận dụng thích hợp
cho các khóa đào tạo bằng hai, liên thông và các trường hợp khác.
Việc điều chỉnh, bổ sung các điều khoản của quy chế do Hiệu trưởng quyết định.
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
PGS.TS. PHẠM DUY HÒA (Đã ký)
MỘT SỐ NỘI DUNG CẦN LƯU Ý CỦA QUY CHẾ 43
(Dành cho giáo viên chủ nhiệm trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm học)
***
Học phần và Tín chỉ (trích Điều 3)
1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên
tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ,
nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn trong một học kỳ.
2. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu
của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết,
nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng
chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi
chương trình.



3. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy
định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90
giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án môn học, đồ án tốt
nghiệp.
Thời gian đào tạo (trích Điều 6)
1. Khoá học có thời gian thiết kế là 5 năm để sinh viên hoàn thành chương trình
đào tạo trình độ đại học.
2.Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết kế cho chương
trình quy định tại khoản 1 của Điều này, cộng với 6 học kỳ.
3. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh
đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương
trình.
Nghỉ học tạm thời (trích Điều 15)
1. Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu
kết quả đã học vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học
kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học và phải đạt điểm trung
bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân
phải được tính vào thời gian học chính thức.
2. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tập tiếp, phải viết đơn gửi Hiệu
trưởng ít nhất 4 tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới, kèm theo giấy xác nhận của chính
quyền địa phương là không vi phạm pháp luật trong thời gian nghỉ tạm thời.
Đăng ký khối lượng học tập (trích Điều 10)
1. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản
thân, sinh viên phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó với
phòng đào tạo của trường (Trừ các trường hợp học theo chương trình được phòng đào
tạo xếp trước).
2. Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ
được quy định như sau:
a) 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên
được xếp hạng học lực bình thường;
b) 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên
đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
c) Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.
3. Sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký khối
lượng học tập không quá 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ. Không hạn chế khối lượng đăng
ký học tập của những sinh viên xếp hạng học lực bình thường.
4. Việc đăng ký các học phần sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện tiên
quyết của từng học phần và trình tự học tập của mỗi chương trình cụ thể.
Rút bớt học phần đã đăng ký (Điều 11)
Sinh viên phải tự viết đơn gửi phòng đào tạo của trường xin rút bớt học phần trong
khối lượng học tập đã đăng ký.
Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận
trong thời hạn chưa vượt quá một phần ba thời gian theo kế hoạch học tập của học
phần tính từ đầu học kỳ. Đối với học phần đã rút sinh viên vẫn phải đóng học phí.
Ngoài thời hạn trên học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học, nếu sinh
viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F.
Sinh viên chỉ được phép nghỉ học đối với học phần xin rút bớt, sau khi giảng viên
phụ trách nhận giấy báo của phòng đào tạo.
Đăng ký học lại (Điều 12)
1. Sinh viên có học phần bắt buộc bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó ở
một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D.
2. Sinh viên có học phần tự chọn bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó hoặc
học đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.
3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, sinh viên
được quyền đăng ký học lại hoặc học đổi sang học phần khác đối với các học phần bị
điểm D để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy.
Nghỉ ốm (Điều 13)
Sinh viên xin nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin
phép gửi trưởng khoa trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận
của cơ quan y tế trường, hoặc y tế địa phương hoặc của bệnh viện.
Xếp hạng năm đào tạo và học lực (Điều 14)
1. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, sinh viên được xếp
hạng năm đào tạo như sau (theo chương trình có tổng khối lượng 180TC):
a) Sinh viên năm thứ nhất: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 34 tín chỉ;
b) Sinh viên năm thứ hai: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 34 tín chỉ đến dưới
68 tín chỉ;
c) Sinh viên năm thứ ba: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 68 tín chỉ đến dưới
102 tín chỉ;
d) Sinh viên năm thứ tư: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 102 tín chỉ đến
dưới 136 tín chỉ;
e) Sinh viên năm thứ năm: Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 136 tín chỉ trở lên;
2. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ, sinh viên được xếp
hạng về học lực như sau:
a) Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên.
b) Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi
vào trường hợp bị buộc thôi học.
3. Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ
chính ngay trước học kỳ phụ để xếp hạng sinh viên về học lực.
Bị buộc thôi học (Điều 16)
1. Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp
sau:
a) Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học;
đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp;
b) Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất;
dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc
dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá;
c) Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường;
d) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại
khoản 2 Điều 29 của Quy chế này hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh
viên của trường.
2. Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, trường
phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại
trường sinh viên đã học hoặc tại những trường khác có các chương trình đào tạo ở
trình độ thấp hơn hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng, thì những sinh
viên thuộc diện bị buộc thôi học quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 của Điều này,
được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả
học tập ở chương trình cũ khi học ở các chương trình mới này. Hiệu trưởng xem xét
quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.
Đánh giá học phần (Điều 19)
Điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính như
sau:
1. Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành:
Điểm học phần = 0,4*ĐQT + 0,6*ĐKT
Trong đó:
ĐQT- điểm đánh giá quá trình học tập, tùy theo tính chất của học phần được tính
căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra
thường xuyên trong quá trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia
thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần;
điểm tiểu luận.
ĐKT- điểm thi kết thúc học phần
Việc lựa chọn hình thức đánh giá điểm quá trình học tập do bộ môn đề xuất, được
Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
2. Đối với các học phần đồ án môn học:
Điểm học phần = k1*ĐQT + k2*ĐKT
với k1 = (0,4 ¸ 0,5) và k2 = (1-k1) giá trị cụ thể do bộ môn đề xuất, được Hiệu
trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
ĐQT: Điểm trung bình cộng của các giảng viên hướng dẫn.
ĐKT: Điểm trung bình cộng của các giảng viên chấm đồ án.
3. Đối với các học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành.
Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ là điểm của học phần thực
hành.
4. Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh
giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần.
Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần (trích Điều 20)
Khi học phần kết thúc, trường tổ chức một kỳ thi để thi kết thúc học phần. Kỳ thi
phụ (nếu có) do Hiệu trưởng quyết định và được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ
thi chính.
Số lần được dự thi kết thúc học phần (trích Điều 21)
Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng
coi như đã dự thi một lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những sinh viên này khi
được trưởng khoa cho phép được dự thi một lần ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có).
Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính, nếu được trưởng khoa cho
phép, được dự thi ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có), điểm thi kết thúc học phần được
coi là điểm thi lần đầu. Trường hợp không có kỳ thi phụ hoặc thi không đạt trong kỳ
thi phụ những sinh viên này sẽ phải dự thi tại các kỳ thi kết thúc học phần ở các học kỳ
sau hoặc học kỳ phụ.
Cách tính điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần và điểm trung bình chung
(trích Điều 22 và Điều 23)
1. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến không phẩy năm.
2. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần
nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau
đó được chuyển thành điểm chữ như sau:
Loại Điểm học phần
Thang 10 Điểm chữ Thang 4
Đạt
8,5 - 10 A 4 Giỏi
7,0 - 8,4 B 3 Khá
5,5 - 6,9 C 2 Trung bình
4,0 - 5,4 D 1 Trung bình yếu
Không đạt dưới 4,0 F 0 Kém
Việc xếp loại ở mức điểm F còn áp dụng cho trường hợp sinh viên bỏ học hoặc vi
phạm nội quy thi, có quyết định phải nhận mức điểm F.
3. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo
công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân (thang điểm 4):
å
å
=
=
´
= n
i
i
n
i
i i
n
a n
A
1
1
Trong đó:
A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy
ai là điểm của học phần thứ i
ni là số tín chỉ của học phần thứ i
n là tổng số học phần.
Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính
theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và
điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp hạng
tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.
Đồ án tốt nghiệp (trích Điều 24 và Điều 25)
Điều kiện để sinh viên được nhận đồ án tốt nghiệp: Sinh viên chỉ được nhận đố án
tốt nghiệp khi đã tích lũy đủ khối lượng kiến thức yêu cầu (không kể các môn học
được cấp chứng chỉ). Riêng năm học 2010-2011 cho phép tại thời điểm xét giao đồ án
tốt nghiệp, sinh viên còn nợ tối đa 3 tín chỉ của những học phần không phải là điều
kiện tiên quyết của đồ án tốt nghiệp.
Điểm đồ án tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá
học.
Sinh viên có đồ án tốt nghiệp bị điểm F, phải đăng ký làm lại đồ án tốt nghiệp.
Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp (Điều 27)
Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được trường xét và công nhận tốt
nghiệp:
a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
b) Tích lũy đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo;
c) Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;
d) Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc ngành
đào tạo chính do Hiệu trưởng quy định;
đ) Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.
Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập, chuyển chương trình đào tạo và
chuyển loại hình đào tạo (trích Điều 28)
1. Bằng tốt nghiệp đại học được cấp theo ngành đào tạo chính. Hạng tốt nghiệp
được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học, như sau:
a) Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
b) Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
c) Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
d) Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.
2. Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá loại xuất sắc
và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
a) Có khối lượng của các học phần phải học lại (thi lại) vượt quá 5% so với tổng số
tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
3. Sinh viên còn nợ chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất, nhưng đã
hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng học,
được trở về trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
4. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần đã học
trong chương trình của trường. Những sinh viên này nếu có nguyện vọng, được quyền
làm đơn xin chuyển qua các chương trình khác theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của
Quy chế này.
Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra (Điều 29)
1. Trong khi dự kiểm tra thường xuyên, chuẩn bị tiểu luận, bài tập lớn, đồ án môn
học, thí nghiệm thực hành, tham quan, thực tập, thi giữa học phần, thi kết thúc học
phần, làm đồ án tốt nghiệp..., nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật với
từng học phần đã vi phạm.
2. Sinh viên đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học
tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường
hợp vi phạm lần thứ hai.
3. Trừ trường hợp như quy định tại khoản 2 của Điều này, mức độ sai phạm và
khung xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm được thực hiện theo các quy định của
Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm quy định đóng học phí (Điều 32)
Sinh viên đóng học phí muộn hơn 4 tuần so với thời hạn quy định của trường sẽ bị
đình chỉ học tập ở học kỳ hiện tại và vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ học phí để được
tiếp nhận trở lại trong học kỳ tiếp theo. Nếu vi phạm quy định đóng học phí lần thứ hai
sẽ bị buộc thôi học.
Xử lý kỷ luật đối với sinh viên tự ý bỏ học (Điều 33)
Sinh viên không đăng ký học tập, nếu không có lý do chính đáng sẽ được xem là tự
ý bỏ học và bị đình chỉ học tập ở học kỳ chính tiếp theo. Những sinh viên này muốn
quay trở lại học phải làm đơn gửi Hiệu trưởng xin tiếp nhận trở lại, thủ tục xin học lại
như quy định tại điều 15 của Quy chế này. Sau 2 học kỳ




HOẶC TRUY CẬP : http://www.nuce.edu.vn/index.php?lg=1&i
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





BÀI THU HOẠCH TUẦN CÔNG DÂN SINH VIÊN !!!!! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BÀI THU HOẠCH TUẦN CÔNG DÂN SINH VIÊN !!!!!   BÀI THU HOẠCH TUẦN CÔNG DÂN SINH VIÊN !!!!! I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
BÀI THU HOẠCH TUẦN CÔNG DÂN SINH VIÊN !!!!!
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» THÔNG BÁO VỀ “tuần sinh hoạt Công dân - Học sinh sinh viên”
» Diễn đan Sinh Viên Xây Dựng!
» THỨ 7 ĐI CÔNG VIÊN NƯỚC CHƠI ĐÊ....
» Thiết kế ngôi nhà cho sinh viên kiến trúc
» DANH SÁCH MÔN HỌC DỰ KIẾN BỔ SUNG CHO SINH VIÊN KHÓA CŨ !

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Học sinh 54KD3 :: Diễn Đàn Chung :: Bản Tin Lớp-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất